Bác sĩ khoa nhi - Con bạn có phải là những đứa trẻ khó bảo không?

  • Trong những năm đầu đời, không phải tất cả các trẻ có biểu hiện rối loạn của tăng động giảm chú ý đều là trẻ tăng động, tỷ lệ bệnh này chỉ chiếm 2-5%, thường khởi phát trước 6 tuổi. Hiện nay nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ ràng.

     

  • Một vài chuyên gia cho rằng các yếu tố tâm lý, môi trường, gia đình và xã hội làm thúc đẩy quá trình hình thành bệnh. Nhưng phần lớn các nhà khoa học đều công nhận rằng các bất thường này xảy ra là do tổn thương trong quá trình phát triển não bộ, ít nhiều có yếu tố gia đình (có thể do gen).

    Trẻ tăng động thường có các biểu hiện: rối loạn dạng đãng trí hoặc hiếu động quá thái – bốc đồng hoặc cả hai.

    Thế nào là đãng trí?

    ·  Thường  không để ý tới vài chi tiết nhỏ trong sinh hoạt (mang dép trái, nhét 2 chân vào 1 ống quần…)

    ·   Thường làm bài sai mà không nhận ra.

    ·   Thường bị khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong vui chơi, học tập và sinh hoạt hàng ngày.

    ·   Ít lắng nghe khi người khác nói.

    ·   Thường đưa ra câu trả lời sai trước khi nghe hết câu hỏi.

    ·   Không thể hoàn thành bài tập ở trường và ở nhà.

    ·   Thường hay quên và để thất lạc đồ đạc.

    ·   Không thích các hoạt động liên quan đến tư duy trừu tượng.

    ·   Thường xuyên  mang thiếu sách vở, dụng cụ học tập.

    Thế nào là hiếu động quá thái – bốc đồng?

    ·  Tay chân thường không yên, hay rung đùi hoặc lắc chân khi tập trung.

    ·   Thường không chịu ngồi yên một chỗ.

    ·  Thường hay chạy loanh quanh hoặc leo trèo khi không được cho phép.

    ·  Trẻ không có ý thức tổ chức, đồ chơi của trẻ ngổn ngang

    ·  Thưởng hay chơi một cách ồn ào, nói nhiều.

    ·  Thường đưa ra câu trả lời trước khi nghe hết câu hỏi, không kiên nhẫn chờ tới phiên mình trả lời.

    ·  Cô giáo hay than phiền trẻ quậy phá, không tuân thủ nội quy.

    ·  Cha mẹ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc và quản lý trẻ, đặc biệt là khi dỗ trẻ ngủ.

    Làm thế nào để xác định được trẻ bị rối loạn tăng động?

    Các rối loạn ở trẻ phải xảy ra:

    - Ở mọi lúc (lúc vui chơi, học tập, sinh hoạt…)

    - Mọi nơi (ở nhà, ở trường, bệnh viện, nơi công cộng…)

    - Trong mọi hoàn cảnh, trong tất cả các mối quan hệ

    . Thời gian rối loạn kéo dài ít nhất 6 tháng và xuất hiện trước 7 tuổi.

     . Phải được xác định bởi các nhà chuyên môn (có bằng chứng rõ ràng về mặt lâm sàng một suy giảm đáng kể trong giao tiếp hoặc học vấn)

     . Các  triệu chứng này độc lập không đi kèm với các bệnh tâm thần khác.

    Hậu quả của sự không can thiệp:

    Khi trẻ có trên 50% các triệu chứng trên mà không được can thiệp kịp thời thì tương lai trẻ sẽ gặp các vần đề:

    ·  Rối loạn phát triển ngôn ngữ

    ·  Suy giảm khả năng học tập

    ·  Rối loạn hành vi

    ·  Lo âu, trầm cảm

    ·  Có hành vi chống đối người khác, chống đối xã hội

    Bác sĩ Hà