Bác sĩ khoa nhi - Chăm sóc con tốt - Dạy con nên người
-
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Chăm sóc , giáo dục con cái là một sứ mệnh cao cả của các bậc cha mẹ.
-
Đó là vì hạnh phúc của chính gia đình mình, vì tương lai của các cháu và gia đình các cháu sau này và cũng là tiền đề của một dòng tộc, tương lai của một quốc gia.
Gia đình là trường nhà, trường của “ một thầy một trò”, “ Trường tự học” đầu tiên và gắn bó suốt đời với một người. Nơi đây tạo ra những tri thức, năng lực và nhân cách đầu tiên, các nhân cách tiếp theo sẽ hình thành và phát triển trên con người đó và đi theo họ suốt đời.
Gia đình cũng là bệnh viện nhà, Bệnh viện của “ một bác sĩ một bệnh nhân”, “bệnh viện mà bác sĩ phải tự học và phải tự đào tạo liên tục” để cha mẹ luôn là bác sĩ gia đình của con trong mọi lúc mọi nơi.
Thế nhưng, có ai giúp cha mẹ làm tốt trách nhiệm dạy con nên người, chăm sóc con khi con ốm đau bệnh tật đâu? Thầy của nhà trường , bác sĩ của bệnh viện được đào tạo chính qui theo tiêu chuẩn nhất định và được quản lý chặt chẽ bằng các kỳ thi cam go, đầy thử thách. Thế mà xã hội vẫn kêu ca chất lượng kém, hiệu quả thấp…Cho nên đều hết sức cần thiết, nếu các bậc làm cha mẹ nuôi hy vọng chờ một ngày hái quả ngọt thì chung tay góp sức hết lòng thương yêu và chăm sóc các thiên thần của mình bằng những gì tốt nhất cho trẻ. Do đó, chỉ có một con đường tự đào tạo là thích hợp nhất đối với các bậc làm cha mẹ.
Tình huống:
Lan là một cô bé 10 tuổi, bị viêm mũi dị ứng mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Ở độ tuổi này tính khí của trẻ bắt đầu thay đổi và không cam chịu.Đây là tình huống gia đình găp phải
Khi trời mưa xuống
Lan: Thưa ba, con đi học đây.
Mẹ:Trời mưa mà sao con không mặc áo mưa vào?
Lan: Con không cần.
Mẹ: Không được, con sẽ bị viêm mũi, nghẹt mũi đấy.
Lan: Con ghét mặc áo mưa
Mẹ: Không.Con phải mặc áo mưa rồi ra đi học.
Lan: Nhưng con không thích mà
Cách giải quyết:
Tình huống 1:
- Mẹ: Bây giờ có mặc áo mưa không? Mẹ đánh một trận bây giờ…
- Lan: Dậm chân, la lớn “mặc thì mặc”
Đây là cách dạy con theo phương pháp uy quyền,Đây là phương pháp “Thương cho roi. cho vọt”, nhưng phương pháp này kéo dài sẽ làm cho đứa trẻ trở thành rụt rè, sợ sệt, căng thẳng và có ác cảm, thậm chí oán hận cha mẹ. “Chiếc roi và quả thụi sẽ giết chết trong trái tim trẻ sự tinh tế và nhạy cảm, củng cố thêm những bản năng thô thiển, làm nó trở nên ngu muội vì chất độc của sự dối trá và phỉnh nịnh. Trẻ được giáo dục bằng roi vọt sẽ trở thành những con người không tâm hồn và tàn nhẫn” (Xukhomlinxki), Nhưng đây là phương pháp tốt nhất để dạy con trong những điều kiện ngặt nghèo, cần phải tuân thủ để có một quá trình “luyện con tốt” dạy cho trẻ phải biết cám ơn, xin lỗi, xin phép khi làm một điều gì đó
Tình huống 2:
- Mẹ:Thôi tùy con
- Lan: Vui vẻ vì nghĩ mình đã chiến thắng mẹ, nhưng em chưa lường được hậu quả bệnh tật sẽ đến
Đây là cách dạy con theo phương pháp nuông chiều. Phương pháp này làm cho trẻ hư hơn và gây ra hội chứng “con một, con cưng, ông tướng bà hoàng, thậm chí trở thành Chí Phèo”,Và chính ba mẹ sẽ tự làm hư con mình: làm hư tinh thần bằng cách thương con quá mức,làm hư ý chí bằng cách chiều theo mọi ý thích và làm hư trái timbằng sự lo lằng phục vụ quá đáng.Khi ra đời những trẻ này sẽ bị bỏ rơi vì tính ích kỷ, không cố gắng học hành, và luôn làm mọi người bực mình vì tính mèo nheo.
Hai phương pháp trên phải luôn hỗ trợ và đi song hành với nhau, Chúng ta “không nên để một đứa trẻ lúc nào cũng vòi vĩnh, muốn sao được vậy, nhưng không nên bắt nó phục tùng ta như một tên nô lệ, khiến nó không dám có một tư tưởng riêng tư để thăng hoa” (Laeordaire)
Không nuông chiếu, cho ngọt cho bùi quá đáng.
Không uy quyền cho voi, cho vọt liên tục.
Và đây là phương pháp kết hợp của hai phương pháp trên - lời khuyên cho các bậc cha mẹ
- Mẹ: Con không thích mặc áo mưa à? Nhưng nếu bị trúng mưa thì bệnh của con sẽ nặng lên và con sẽ không thở được đấy?
- Lan: Nhưng mẹ này, cái áo của con cũ và đã bị rách rồi nên con ngại mặc.
- Mẹ: À, mẹ xin lỗi con vì mẹ bận rộn quá nên không để ý. Nhưng hôm nay con mặc tạm áo mưa này, cuối tuần rảnh rỗi, hai mẹ con đi siêu thị mua cái mới nhé.
- Lan: Con cảm ơn mẹ, Con mặc áo mưa ngay đây. Con cũng sợ bị bệnh lắm.
Qua ba cách đối thoại giữa mẹ và Lan cho ta thấy, cha mẹ phải gần gũi với con hơn để biết nhu cầu tối thiểu của con và phải giúp con phòng chống bệnh tật từ xa
Bác sĩ Hà