Bác sĩ khoa nhi - Bệnh tay chân miệng

  • Bệnh tay chân miệng phần lớn là nhẹ, tự khỏi trong vài ngày. Một số trường hợp có biến chứng nặng cần phải nhập viện điều trị.

  • A. Những triệu chứng của bệnh:

    - Sốt: có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao

    - Nổi hồng ban, bóng nước tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối

    - Loét họng, loét miệng

    - Biếng ăn do đau miệng

    - Ngủ hay giật mình, quấy khóc

     

    B. Những dấu hiệu biến chứng nặng của bệnh:

    - Sốt cao liên tục, khó hạ

    - Ngủ giật mình liên tục, chới với

    - Run chi, quấy khóc hoặc lừ đừ, li bì

    - Đi đứng loạng choạng

    - Thở nhanh, thở mệt

    - Nôn ói nhiều

    - Co giật, yếu tay chân, hôn mê

    Khi có bất cứ triệu chứng nào ở trên, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị.

    Cách chăm sóc khi trẻ được chẩn đoán là bệnh tay chân miệng:

    - Cho trẻ nghỉ học

    - Vệ sinh khử khuẩn bằng Cloramin B

    - Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác

    - Dùng thuốc hạ sốt, lau mát khi sốt

    - Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, không nóng để tránh đau miệng

    - Tránh cạy vỡ các bóng nước

    - Theo dõi các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế cấp thành phố

    Bác sĩ Hà