Bác sĩ khoa nhi - Hiểu rõ hơn về hệ tiêu hóa của trẻ em

  • Không gì sướng bằng bé yêu hay ăn chóng lớn và khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện nay bệnh lý đường tiêu hóa có chiều hướng gia tăng mạnh vì thực phẩm bẩn, các bậc cha mẹ ít quan tâm chăm sóc con mà vỗ béo con bằng những thực phẩm chức năng truyền miệng đầy nguy cơ của những bà hàng xóm…

  • Để hiểu được cách chăm sóc nuôi dưỡng con đúng nhằm phòng ngừa và xử trí tốt các vấn đề đường tiêu hóa thường gặp, các phụ huynh cần biết:

    1. Thế nào là hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

    Đường tiêu hóa khỏe mạnh thì sau khi ăn vào thức ăn sẽ được tiêu hóa, hấp thu và bài tiết các sản phẩm cặn bã. Trẻ bú/ăn dễ dàng, háu ăn và đi tiêu phân mềm, sệt vàng mỗi ngày và kết quà là trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.

    Dấu hiệu cho biết trẻ đã bú/ăn no:

    - Khi đủ no, trẻ trở nên kém tập trung với việc ăn uống.

    - Trẻ bắt đầu không chịu ngồi yên một chỗ để ăn hoặc trẻ từ chối ăn tiếp

    1. Hệ tiêu hóa trục trặc: đó là những lúc trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, nôn ói, tiêu chảy, táo bón, tiêu phân sống, quấy khóc, biếng ăn….và kết quả là trẻ chậm lớn, còi cọc và suy dinh dưỡng.
    2. Nhóm trẻ có nguy cơ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa

    - Trẻ sinh non nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng.

    - Mẹ mang thai bị đa ối

    - Sau sinh trẻ bị ói dịch vàng -> xanh rêu, bụng chướng, không đi tiêu phân xu

    - Trẻ bị nhiễm trùng

    - Trẻ có tiền căn dị ứng

    - Trẻ thiếu sữa mẹ

    - Trẻ có những thay đổi sinh lý như mọc răng, chuẩn bị biết lật, trườn, bò…

    Chế độ chăm sóc khi trẻ gặp vấn đề về đường tiêu hóa:

    + Duy trì một chế độ ăn thích hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng theo ý thích của trẻ (thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu)

    + Tiếp tục bú sữa mẹ.

    + Gia đình cần hết sức kiên nhẫn khuyến khích trẻ ăn và uống.

    + Chia thành nhiều bữa nhỏ, mỗi lần một ít.

    + Tăng lượng nước uống như nước canh, nước cháo, nước quả, nước đun sôi để nguội.

    + Không dùng nước có gas như coca-cola, pepsi…

    + Đối với trẻ tiêu chảy có thể thay sữa đang dùng bằng  sữa có tinh chất từ đậu nành hoặc sữa lacto free.

    1/ Tại sao nên dùng sữa lacto free hay sữa thủy phân đạm cho trẻ tiêu chảy?

    Khi bị tiêu chảy, một phần các vi nhung mao ruột bị tổn thương làm cho giảm khả năng tiết các men tiêu hóa như lactase, men thủy phân đạm thì sữa sẽ không được tiêu hóa hết, làm kéo dài thời gian tiêu chảy. Do đó, nên cho trẻ sử dụng sữa lacto free hay sữa thủy phân đạm cùng với việc chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng đẩy lùi bệnh tiêu chảy.

    2/ Làm sao nhận biết được cơn đau bụng nào là không nguy hiểm?

    + Đau bụng lành tính ở trẻ nhũ nhi (Colic)

    Nguyên tắc số “3”:

    - trẻ dưới 3 tháng tuổi quấy khóc dữ dội

    - kéo dài ít nhất 3 giờ mỗi ngày

    - ít nhất 3 ngày trong tuần

    -thường chấm dứt khi trẻ hơn 3 tháng

    + Cách xoa dịu cơn đau bụng Colic:

    - dịu dàng xoa bụng trẻ, bế trẻ dạo quanh nhà, có thể hát ru hoặc cho trẻ nghe nhạc giao hưởng

    - giảm thiểu việc nuốt hơi bằng cách: kiên nhẫn cho trẻ bú mẹ đúng cách, giúp trẻ ợ hơi sau bú.

    - Có thể chuyển sang loại sữa năng lượng thấp như sữa với đạm đậu nành, sữa lacto free.

    - Cơn đau bụng Colic có thể do tình trạng  bất dung nạp sữa nhưng hầu hết không rõ nguyên nhân và tự nhiên khỏi không để lại di chứng, bé vẫn háu bú khi không đau bụng, lên cân tốt.

    Cần chú ý rằng bé quấy khóc, đau bụng dạng Colic có thể là do ướt sau khi tiêu tiểu, trớ, hăm tả lót. Nếu có vần dề này thì phải vệ sinh, thay tã lót cho bé sạch sẽ và ấm áp.

    + Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu :

    - Bé có cơn đau bụng, ói kèm tím tái.

    - Bé bị đau bụng từng cơn kèm tiêu máu.

    - Bé bị thoát vị bẹn (dân gian thường gọi là thòng ruột )

    Bác sĩ Hà