Bác sĩ khoa nhi - Sốt xuất huyết
-
Các dấu hiệu phát hiện sốt xuất huyết:
-
- Sốt cao đột ngột từ 390 – 400C, liên tục 2 – 7 ngày, uống thuốc hạ sốt thì giảm, nhưng sau đó sốt lại.
- Nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp, nhức mắt.
- Xuất huyết: chấm xuất huyết dưới da giống như muỗi chích.
Đưa ngay đến bệnh viện khi có dấu hiệu nặng:
- Lừ đừ, li bì, bứt rứt, ít ngủ.
- Sốt cao >390C, nhức đầu, ói nhiều, đau bụng nhiều => mệt mỏi.
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng hoặc chảy máu đường tiêu hóa, vết bầm da, niêm.
- Tay chân lạnh, đổi sắc, trụy mạch
Chăm sóc khi trẻ bệnh sốt xuất huyết:
- Chỉ được hạ sốt bằng cách lau mát và acetaminophen (effralgan, hapacol, panadol, paracetamol…) ko được dùng aspirin.
- Đưa ngay trẻ vào bệnh viện khi phát hiện một trong các triệu chứng trên.
- Tăng lượng nước uống như nước cháo,nước cam, chanh, nước đun sôi để nguội.
- Không dùng các loại nước có gas, có màu như coca-cola, pepsi…
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng hơn, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết:
- Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.
- Trữ nước trong các dụng cụ chứa nước có nắp đậy và thường xuyên súc rửa.
- Quét dọn, thu gom các đồ phế thải, không để đọng nước.
- Mặc quần dài, áo tay dài, bôi kem chống muỗi đốt.
- Ngủ trong mùng kể cả ban ngày.
- Diệt muỗi bằng dụng cụ hoặc hóa chất.
Lưu ý: cần diệt lăng quăng trước khi diệt muỗi, nếu không lăng quăng tiếp tục phát triển thành muỗi.
Bác sĩ Hà
Bài viết chuyên môn
Cẩm nang dành cho các bà mẹ