Bác sĩ khoa nhi - Bệnh tự kỷ - Những điều cần quan tâm

  • Tự kỷ là căn bệnh của thời hiện đại mà nạn nhân chính là trẻ em, đó là do trí não của trẻ phát triển sai hướng mà không có sự quan tâm  uốn nắn từ gia đình và xã hội. 

  • Ví dụ: trẻ cần phải được chơi đùa với cha mẹ, anh chị em, ông bà và tiếp xúc xã hội  thì cha mẹ lại  quá bận rộn, nhà chỉ có mình trẻ, ông bà thì ở xa, trẻ chỉ biết làm bạn với cái Tivi, Ipad vô hình, không tình cảm và không thể giải thích cho trẻ biết được đâu là đúng, đâu là sai… thế là trẻ tự phát phát triển, bắt chước những hình ảnh hời hợt, vô nghĩa,  trẻ không giải thích được bằng từ ngữ  vốn ít ỏi của trẻ, lâu dần các em sẽ phát triển lệch lạc và bất thường trước mọi người.

    Quá trình điều trị  trẻ tự kỷ ít tốn kém nhưng mất  khá nhiều thời gian. Trẻ mắc chứng này cần phải được điều trị bởi một nhóm chuyên gia gồm bác sĩ tâm thần nhi, nhà tâm lý, chuyên gia điều trị hành vi... Bên cạnh đó cũng cần phối hợp chặt chẽ từ phía gia đình bệnh nhân.

    Bệnh tự kỷ ở trẻ em

    Tự kỷ được gọi là rối loạn phát triển lan tỏa, đây là một rối loạn nặng, làm suy yếu chức năng và cản trở cuộc sống nhiều nhất. Bệnh thường xuất hiện từ trước 3 tuổi.

     Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường, sau đó các khả năng này lại mất dần đi do không được tôi luỵện và phát triển đúng hướng. Cha mẹ thường đưa con đi khám vì thấy con chậm nói hoặc đã biết nói nhưng gọi lại không trả lời.

    Tự kỷ có đặc điểm:

    - Giảm sút các mối liên hệ xã hội: trẻ không liên hệ với mọi người xung quanh, né tránh không tiếp xúc bằng mắt, không bày tỏ tình cảm yêu thương…

    - Khiếm khuyết  trong ngôn ngữ giao tiếp như câm hay nói những âm vô nghĩa hoặc có thể ngôn ngữ phát triển rất chậm.

    - Ngoài ra bệnh còn biểu hiện ở những hành vi đơn điệu, bất thường, lặp đi lặp lại, chỉ yên tâm trong môi trường quen thuộc…

    - Nếu chú ý, cha mẹ sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10 -12 tháng tuổi. Trẻ hầu như thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặc luôn bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít cười, ánh mắt đờ đẫn, không tinh nhanh, không phát âm được khi âu yếm. Khi đến 2 - 3 tuổi, các biểu hiện của bệnh dần bộc lộ rõ. Nhìn chung tất cả trẻ em mắc bệnh tự kỷ đều khiếm khuyết về khả năng tương tác xã hội, khiếm khuyết về khả năng giao tiếp bằng lời (ngôn ngữ) và rối loạn về các hành vi. Bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu bé luôn làm bạn với các loại máy móc hiện đại, vô tri vô giác mà thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình và xã hội.

    - Trẻ tự kỷ cần được điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh. Chúng ta không thể biến trẻ tự kỷ thành những người hoàn hảo trong mắt người khác, song trẻ tự kỷ có khả năng chú ý tinh tế đến từng chi tiết nhỏ, có khả năng tập trung phi thường vào một chi tiết nhất định, do đó dựa vào đây chúng ta - bác sĩ tâm lý Nhi, thầy cô giáo, gia đình… hãy giúp trẻ phát huy những khả năng phi thường đó để trở thành Einstein, Mozart, Andescen hay Van Gogh trong tương lai.   

    - Bệnh tự kỷ là căn bệnh rất khó chữa, tuy nhiên, trẻ từ 18 – 36 tháng tuổi nếu được phát hiện sớm và can thiệp điều trị thì có khoảng 30% khả  năng trẻ sẽ trở lại bình thường, có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. Quá độ tuổi này, việc can thiệp sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

    Chăm sóc trẻ tự kỷ từ gia đình:

    - Tự kỷ chỉ là một trong những tính cách của trẻ chứ không phải là bản chất con người trẻ. Chỉ nên xem hành động tự kỷ như một điểm yếu trong trẻ.

    - Người bình thường có thể kiểm soát được bản thân nhưng trẻ tự kỷ thì không. Nhận thức giác quan trong trẻ bị rối loạn nên các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác hay xúc giác của trẻ không giống người bình thường. Do đó, các trẻ tự kỷ có những hành động lãnh đạm hay gây chiến với mọi người nhưng thật ra trẻ chỉ muốn chơi với bạn bè nhưng vì nhận thức sai lệch nên gây ra tình trạng trên, xin đừng trách trẻ khi trẻ hung hăng với bạn

    - Thính giác của trẻ rất nhạy:  trẻ có thể nghe trên 10 âm thanh khác nhau cùng một lúc, nhưng lại không thể dẫn truyền và lọc âm thanh được nên không đáp ứng tốt sau khi nghe và đáp ứng thành một kết quả sai lệch và có hành động kì quặc. Thị giác và khứu giác cũng vậy nên trẻ rất sợ tiếp xúc ở chỗ đông người, không hiểu những câu nói dông dài, ẩn dụ, nói bóng nói gió. Do đó, hãy nói trực tiếp với trẻ bằng những từ đơn giản như: “Billy đi ăn cơm, hãy cất sách đi" trẻ sẽ hiểu ngay. Vì vậy, thay vì cha mẹ nói rằng: “tô màu dễ như ăn bánh” trẻ sẽ nghĩ là trẻ phải “ăn bánh” chứ không phải là trẻ phải “tô màu”. Khi khen trẻ ta chỉ cần nói: “con chạy rất nhanh” chứ không nên nói: “con lướt nhanh như tên lửa” khi đó trẻ có thể hiểu nhầm là nên chơi với lửa.

    -         Trẻ tự kỷ có vốn từ rất ít ỏi. Trẻ khó nói, khó diễn tả cho mọi người hiểu trẻ đang muốn gì. Ví dụ: khi trẻ đói bụng hay mắc đi cầu trong khi mọi người đang bận rộn, trẻ không có từ để diễn đạt tình trạng này, trẻ trở nên bối rối, cáu gắt, hung hăng. Do đó, phải chú ý và đáp ứng mọi nhu cầu sinh lý của trẻ như ăn uống, tiêu tiểu đúng giờ để hình thành các phản xạ và trẻ sẽ có ý thức tự thực hiện.

    - Trẻ tự kỷ có khả năng lặp lại một cách máy móc những hành động và lời nói của người khác nhưng không phân biệt được là tốt hay xấu, nên người lớn cần phải chú ý và không khuyến khích trẻ có những hành động và lời nói bất thường. Ví dụ: khi xem phim hài Charlot  hay Mr Bean, các trẻ tự kỷ nhanh chóng bắt chước và lặp lại những hành động kì quặc đó mọi lúc mọi nơi.

    - Trẻ tự kỷ rất khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ nên phải dạy trẻ bằng trực giác. Người lớn làm mẫu nhiều lần, lặp đi lặp lại để tạo phản xạ có điều kiện trong trẻ. Khi dạy chữ cần cho trẻ khái niệm chữ này liên quan với hình ảnh gì? Ví dụ: chữ A liên quan đến con gà, chữ PH thì liên quan đến tô phở, chữ KH thì liên quan đến quả khế. Sau đó dần dần chỉ cho trẻ cách ghép vần và viết chữ.

    - Luôn khen ngợi và động viên trẻ làm những việc mà trẻ có khả năng, không nên chê bai, chế giễu trẻ khi trẻ chưa làm được. Nếu trẻ luôn bị chê bai trẻ sẽ không muốn làm những việc đó nữa, hãy tìm ra những thế mạnh của trẻ để trẻ thích thú tìm tòi, sáng tạo và có thể trẻ sẽ cho ta những bất ngờ thú vị.

    - Người lớn phải giúp trẻ giao tiếp xã hội. Trẻ rất khó khăn hội nhập với các bạn cùng lứa tuổi, do đó trẻ phải có người lớn chơi cùng và khuyến khích các trẻ bình thường cùng chơi với trẻ. Khi đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn và dần dần biết quan tâm đến người khác.

    - Trẻ  tự kỷ không biết “đọc” nét mặt, cảm xúc của người khác. Khi trẻ mắc lỗi, bị la rầy mà vẫn cười tươi, thấy bạn khóc vì đau mà vẫn cười thích thú. Trẻ không hiểu được cười như vậy là chế nhạo người khác. Khi bé có những xử sự như vậy, người lớn nên uốn nắn trẻ lại ngay và dạy cho bé cách quan tâm và hỏi thăm : Bạn có đau không? Hay vòng tay lại xin lỗi …

    - Khi trẻ tự kỷ ăn vạ thì phải tìm nguyên nhân của vấn đề như trẻ có bị đói, bị đau bụng, bị rối loạn giấc ngủ không? Thường là do cơ thể trẻ bị quá tải và trẻ không biết xử lý như thế nào?

    Hãy yêu thương trẻ vô điều kiện, hãy quên đi những suy nghĩ “nếu như…”, “tại sao…” ở trẻ tự kỷ. Hãy giúp trẻ để trẻ trở thành người có ích cho xã hội, giúp trẻ để trẻ có một cuộc sống tự lập. 

    Cuối cùng, hãy KIÊN NHẪN, KIÊN NHẪN VÀ KIÊN NHẪN.Hãy nhìn trẻ tự kỷ như là một trẻ đặc biệt có những cái hay , cái dở chứ không phải là trẻ khuyết  tật. Hãy nhìn thấy những khả năng của trẻ để trẻ phát huy tài năng và quên đi những hạn chế của trẻ. Đúng là trẻ tự kỷ không biết giao tiếp bằng mắt được , không thể trò chuyện tốt được, nhưng trẻ không bao giờ biết nói dối, không gian lận, không ngồi lê đôi mách và cũng không bao giờ công kích người khác. Trẻ tự kỷ có thể trở thành các nhà phát minh sang chế trong tương lai như Edison, Einstein. Mozart của thế kỷ 21 khi có sự giúp sức của mọi người. Hãy biện hộ và làm bạn với trẻ tự kỷ để giúp chúng phát triển, tiến xa hơn.

    Bác sĩ Hà