Bác sĩ khoa nhi - Các tai nạn thường gặp ở trẻ em và cách phòng chống

  • Theo tài liệu của Quỹ hộ trợ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Trong năm 2000 tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong, tàn tật một phần hay vĩnh viễn ở trẻ em

  • Trong những năm 2010 con số này còn tăng lên rất nhiều, rất đáng sợ, ước tính số trẻ em chết vì tai nạn tăng lên gấp 3 lần, xuất hiện nhiều tai nạn hơn trước và hàng triệu trẻ em mang thương tật suốt đời do sự bất cẩn của người lớn, gây ra mặc cảm và làm giảm chất lượng cuộc sống trong chính các em và làm tăng thêm gánh nặng cho xã hội.

    Nhiều tai nạn ở trẻ rất thương tâm như: phỏng lửa, phỏng nước sôi, uống nhầm hóa chất, dị vật đường thở, điện giật,chết đuối, té ngã, tai nạn giao thông…các tại nạn này đều có thể tránh được nếu người lớn chúng ta luôn cảnh giác, luôn quan tâm chăm sóc trẻ

     

    Trẻ em luôn tìm tòi và khám phá ra nhiều điều mới.

    - Trẻ sơ sinh thì chỉ biết bú, ngủ và thỉnh thoảng mở mắt ra để giao tiếp với mọi người ( đây là phần thưởng đầu tiên của bé dành cho mọi người), nhưng với sự bất cẩn của mẹ mà bé có thể bị phỏng nước sôi khi mẹ lơ là bất cẩn khi lấy nước pha sữa hay tắm cho bé, hoặc để bụi phấn, dị vật rơi vào mắt bé có thể gây mù, thậm chí khi chăm sóc rốn đã làm phỏng rốn bé như đắp tiêu, tỏi vào rốn bé để “bé được ấm bụng”…các bà mẹ hãy chú ý trẻ nhiều hơn và chỉ làm các điều mang tính khoa học thôi nhé.

    - Khi lớn thêm tí nữa, 3 tháng tuổi bé bắt đầu biết lật, trườn, bò, rồi vin đứng lên và đi. Chúng ta không thể ngăn chặn tính tò mò của trẻ bởi đây là sự phát triển tự nhiên, thế là bé lăn trên giường vài vòng, rồi bất chợt lọt xuống đất bị chấn thương đầu và đây cũng do sự bất cẩn của người lớn.

    - Khi bắt đầu biết đi thì hậu quả còn khó lường hơn nữa nếu người lớn bỏ bê trẻ. Trẻ lúc nào cũng tò mò, háo hức chui vào hóc, gầm bàn, gầm giường…cái gì trẻ cũng thử, cũng sờ mó, xô đẩy xê dịch các vật dụng trong nhà. Thậm chí trẻ cứ đòi bật công tắc điện, ham đóng mở cửa tủ, hộc bàn….thế là tai nạn lại xảy ra

    Một trẻ một tuổi rưỡi đến hai tuổi không bao giờ dừng tay khi nghe ta bảo :”Đừng- Đừng” hoặc “ Không được làm thế”…

    Điều quan trọng hơn hết là người lớn phải tăng cường quan tâm đến trẻ và tổ chức lại nhà cửa, phòng ốc, đồ đạc trong nhà cho phù hợp.Cụ thể là:

    + Thuốc phải được đựng trong hộp có nắp đậy và đặt xa tầm tay trẻ

    + Hóa chất : xà bông, thuốc tẩy, thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu, xăng dầu các loại…để trong nhà phải có nhãn ghi rõ, không được dùng các chai giống như các chai đã từng đựng thức ăn, nước uống trong nhà và phải đặt xa tầm tay trẻ

    + Cẩn thận không để bếp ga, bếp lửa, đèn dầu, bình thủy … ở những nơi trẻ có thể non men đến phá

    + Ổ cắm điện phải đặt ở trên cao, nên dùng các nút nhựa đậy lại và tốt nhất là đi điện âm tường.

    + Lan can phải cao, làm thanh dọc cách nhau khoảng 10cm, tránh làm thanh ngang để trẻ không thể trèo qua được.

    + Dao, kéo, nút, kim chỉ,,, phải được đựng trong hộp có nắp đậy và đặt xa tầm tay trẻ.

    + Cầu thang nên có cửa, cửa nhà, cửa tủ nên cài chốt để trẻ không tự ý mở được

    + Không cho trẻ tiếp xúc với đồ thủy tinh, dễ vỡ

    + Góc bàn ghế nên làm tròn cạnh hoặc chêm thêm cao su, nhựa cho bớt nhọn và sắc.

    + Giếng, lưu trữ nước phải được đậy cẩn thận.Tốt nhất nên trữ nước trong bồn đặt trên cao.

     

    - Tai nạn giao thông hiện nay cũng là một vấn đề nan giải và nó cũng góp phần làm gia tăng tai nạn cho trẻ.Người lớn phải luôn tuân thủ luật lệ giao thông, phải cho trẻ nội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu, không chở quá tải…

    - Bên cạnh đó tai nạn cũng dễ xảy ra khi trong gia đình có những tình huống kích thich, vui vẻ như: lễ, tết, chuẩn bị đi chơi…khiến trẻ phấn khích, lăng xăng mà người lớn lại ít chú ý đến trẻ.

    - Hoặc tai nạn dễ xảy ra hơn khi người lớn bị mệt mỏi quá mức nên lơ đễnh, thiếu quan tâm đến trẻ.Hoặc trẻ khóc gào, khóc thét khi đói, khi ốm…nên chăm sóc bé sẽ kém chính xác và gây ra tai nạn cho trẻ

    Hãy tăng cường quan tâm đến trẻ và tổ chức lại nhà cửa, phòng ốc, đồ đạc để giảm thiểu đến mức tối đa những tai nạn nguy hiểm cho trẻ và không quên theo dõi để có thể can thiệp kip lúc những tai nạn nguy hiểm

    Bác sĩ Hà