Bác sĩ khoa nhi - Rốn lồi - Thoát vị rốn

  • Thoát vị rốn là dị tật thường gặp, khá phổ biến ở trẻ sơ sinh sau rụng rốn, chiếm 2,5/ 100.000 trẻ sinh sống, nhưng đây là dị tật thường tự lành khi bé được 2 tuổi.

  • 1. Định nghĩa:
     
    Thoát vị rốn là tình trạng nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường của nó trong cơ thể, khối thoát vị chui ra ngoài qua rốn vừa mới rụng tạo thành một khối thoát vị mật độ mềm và có thể đè xẹp. Khối thoát vị rốn này sẽ tăng lên khi khi bé khóc, bé cười, bé rặng đi tiêu, tiểu…
     
     
    2. Nguyên nhân:
     
    Dây rốn trong bào thai giúp bé nhận chất dinh dưỡng từ mẹ. Khi chào đời, rốn được cắt - sẽ khô và tự rụng hình thành một lỗ rốn lành lặn. Sự lành lặn của rốn do cơ thành bụng phát triển tạo thành vòng xơ làm khít rốn lại.
     
     
    Nếu cơ thành bụng yếu, mỏng, vòng xơ rốn yếu sẽ có nguy cơ thoát vị rốn. Bệnh thường xảy ra ở các trẻ sinh non, nhẹ cân, thành bụng yếu, rốn yếu
     
    Thường xảy ra ở trẻ gái ( 5 nữ/ 1 nam)
     
    3. Phân loại:
     
    Có 3 loại:
     
    - Loại 1: trong tháng đầu đời, thoát vị rốn kích thước < 2cm, hầu hết sẽ tự khỏi hoàn toàn khi cơ bụng dày lên và vững hơn
     
     
     
     
    - Loại 2: thoát vị rốn to > 2cm và tăng kích thước khi trẻ lớn thêm. Cần theo dõi sát để có chỉ định phẫu thuật kịp thời ( thoát vị nghẹt, hay thoát vị tạng đặc ra ngoài)
     
     
     
    - Loại 3: Dạng rốn vòi voi. Khối thoát vị rất to cả tạng đặc lẫn ruột và mạc nối cùng thoát vị ra ngoài, có thể phát hiện ngay trong bào thai và can thiệp ngay sau sinh
     
     
    4. Triệu chứng:
     
    - Thoát vị rốn không gây đau đớn, bé vẫn ăn uống tiêu tiểu bình thường và tăng cân tốt
     
    - Thoát  vị rốn  biểu hiện là rốn lồi, khối phồng to lên từ vùng rốn, có thể dùng ngón tay ấn xẹp chúng xuống.
     
    - Sờ khối phồng này, có cảm giác nó là ruột, mạc nối hay tạng đặc
     
    -Khối phồng sẽ to ra khi bé khóc, rặn đi tiêu, tiểu, cười nhiều… ( các động tác này làm tăng áp lực của ổ bụng nên các quai ruột sẽ bị trượt qua vùng thoát vị rốn chồi ra ngoài)
     
    -Khối phồng sẽ nhỏ lại khi bé nằm ngủ, thư giãn… vì áp lực ổ bụng đã trở về bình thường .
     
    5. Biến chứng:
     
    - Thoát vị rốn ít gây ra biến chứng. Nhưng nếu khối thoát vị bị kẹt lại, không đẩy vào bụng được sẽ gây tắc ruột => đây là một cấp cứu trong nhi khoa, Bệnh nhân phải được phẫu thuật ngay vì nếu chậm trễ sẽ gây hoại tử ruột, nhiễm trùng lan tỏa trong ổ bụng vì ruột bị thiếu máu nuôi.
     
    Các dấu hiệu phải đưa bé đến ngay bệnh viện như sau:
     
    -Khóc quặn đau đớn, khối thoát vị rốn to dần và không thể đẩy chúng vào ổ bụng được nữa
     
    - Vùng da thoát  vị bị sưng nề, đỏ, phồng rộp
     
    - Bé sốt cao + thoát vị rốn to
     
    - Ói nhiều, không tiêu, không xì hơi được ( Bí trung đại tiện)
     
    - Có máu trong phân
    6. Tiên lượng:
     
    - Đa số sẽ tự khỏi sau một năm
     
    - Nên giảm áp lực ổ bụng cho trẻ, tăng cường dinh dưỡng để tăng lớp cơ thành bụng sẽ làm khép lỗ thoát vị
     
    7. Điều trị bằng phẫu thuật:
     
    - Khối thoát vị rốn nghẹt ( mổ khẩn cấp vì đây là một cấp cứu ngoại nhi)
     
    - Khối thoát vị không mất sau 2 tuổi thì phải khám để có  hướng can thiệp ( 4 tuổi vẫn còn tồn tại thì bắt buộc phải mổ)
     
    - Khối thoát vị to lên hơn nhiều khi bé > 1tuổi
     
    8. Chăm sóc tại nhà:
     
    - Dùng băng thun quấn rốn lại để áp lực trong ổ bụng ổn định, đặc biệt có thể dùng đồng xu nhỏ nén chặn ngay lỗ rốn , chỗ thoát vị.
     
    Chú ý : quấn băng thun vừa đủ lực để bé thở được, giặt và vệ sinh băng rốn mỗi ngày
     
    -Không nên để bé khóc rặn quá mức, quá sức và quá lâu.
     
    -Không để bé táo bón lâu ngày
     

       

    Bác sĩ Hà