Bác sĩ khoa nhi - Bớt son - Bướu máu
-
Bớt son - Bướu máu ở trẻ
-
1. Định nghĩa:- Bướu máu là tổn thương đỏ trên da mà dân gian thường gọi là- Nốt ruồi son khi nốt đỏ da khu trú dạng chấm nhỏ- Bớt son khi nốt đỏ da to dưới 5 cm- U máu khi san thương lan rộng và gồ ghề trên da- Nhiều trẻ sơ sinh bị bướu máu và đa số biến mất theo thời gian, bướu máu là những san thương lành tính, không gây chết người và không di căn- Bướu máu là sự gia tăng quá mức của tế bào nội mô mạch máu2. Quá trình phát triển:- 4-10% trẻ nhũ nhi có bướu máu- Nữ > nam- Trẻ non tháng nguy cơ có bướu máu nhiều hơn trẻ đủ tháng- 60% xuất hiện ở vùng đầu mặt cổ, 25% ở thân mình, 15% ở tay chân- 80% bướu máu xuất hiện ở một nơi như mặt, tay, chân- 20% bướu máu xuất hiện đồng thời ở nhiều nơi như: da, niêm mạc, gan lách, thận, mắt…- Bướu máu xuất hiện sau sinh, phẳng, không xù xì và không gồ cao trên mặt da, không bao giờ bị loét- Bướu máu thường không phát triển hoặc chỉ phát triển theo sự gia tăng kích thước của cơ thể và tự thoái hóa hoặc dừng lại theo thờigian. Bướu máu sẽ chấm dứt ở trẻ 5 tuổi là 50%, 70 % khi trẻ được 7 tuổi, và thường hết khi trẻ 10-12 tuổi- Nhưng có một số bướu máu tăng nhanh kích thước, nhô cao khỏi da, nóng lên, chảy máu xuất huyết dưới da…3. Điều trị:- Chỉ cần theo dõi tiến triển của bướu máu vì hần hết nó sẽ thoái lui sau 12 tuổi- Nếu là vấn đề thẩm mỹ thì có thể sử dụng:+ Corticoid thoa tại chỗ+ Dùng thuốc kích thích β 2 giao cảm ( Propanolol) , bé phải được kiểm tra tim bằng siêu âm tim và điện tim, nếu tim mạch ổn định mới có chỉ định điều trị+ Đốt điện, đốt lạnh, đốt laser- Phẫu thuật được chỉ định khi: trẻ trên 6 tuổi kém đáp ứng với các điều trị nội khoa hoặc bướu máu tiến triển. Đây là phương pháp đang được áp dụng trên toàn thế giới vì trẻ > 6 tuổi có một lượng da đủ lớn để kéo ra hoặc ghép da an toàn nhất. Nhưng tỉ lệ tái phát vẫn có, sẹo xấu sau phẫu thuật, tai biến do gây mê, hoặc chảy máu vẫn thường xuyên xảy ra4. Chăm sóc và theo dõi:Nên theo dõi hàng tháng để đánh giá tiến triển của bệnh là tốt và an toàn nhất-Tuổi của bé:+ Sơ sinh chỉ cần theo dõi+Trên 6 tuổi thì cân nhắc vấn đề phẫu thuật- Mức độ lan rộng của bướu máu, nhanh hay chậm,có sưng phồng không? Thì sẽ can thiệp theo từng thời điểm- Vị trí của bướu máu: nếu làm mất thẩm mỹ , nên nhanh chóng can thiệp sớmHoặc giả bướu máu gây sụp mi, lé mắt, dị dạng vùng mặt thì phải can thiệpCần chú ý rằng: Không thể phẫu thuật khi bướu máu ở khóe mắt, cánh mũi, môi miệng lan rộng vì nguy cơ chảy máu rất lớnBác sĩ Hà
Bài viết chuyên môn
Cẩm nang dành cho các bà mẹ