Bác sĩ khoa nhi - Các tổn thương da thường gặp
-
Vào những lúc thời tiết thay đổi như từ mùa khô chuyển sang mùa mưa, hay trời trở lạnh vào những tháng cuối năm, da trẻ có thể bị rôm sảy, chàm, mề đay.., bị phát ban siêu vi, bị ghẻ ngứa… và da không được chăm sóc tốt sẽ bị nhiễm trùng.
-
1. Cứt trâu
Cứt trâu ở trẻ nhỏ thực chất là một hiện tượng bình thường.
Trong giai đoạn 06 tháng đầu, da đầu của trẻ có chứa rất nhiều chất dầu nên dễ vón lại tạo thành các vảy gọi là “cứt trâu”. Nếu cứt trâu chỉ đóng thành lớp mỏng thì cũng không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của trẻ, sau 1, 2 năm sẽ hết.
“Cứt trâu” làm cho bé hơi khó coi nhưng không nên có bóc những vảy này của bé, vì nếu làm như thế có thể làm tổn thương vùng da đầu, chân tóc của trẻ.
Có thể làm mỏng dần lớp vảy bằng cách trước khi tắm cho bé, dùng chế phẩm điều trị cứt trâu cho trẻ hoặc bôi lên da đầu của trẻ một lớp dầu Vaselin, ủ khoảng 30 phút, sau đó dùng nước chanh loãng gội đầu thì lớp cứt trâu sẽ dần dần mòn đi. Chỉ khi hiện tượng này quá trầm trọng, kết hợp có bội nhiễm vi khuẩn làm đỏ da, mưng mủ, hoặc gây ngứa như chàm bã nhờn thì cần phải đưa trẻ đi khám để được điều trị bằng thuốc.
2. Chàm sữa
Trẻ em bị chàm có thể thể có kèm dị ứng và hen suyễn. Nguyên nhân chính xác không rõ ràng. Nhưng trẻ nhỏ bị chàm thường có hệ thống miễn dịch nhậy cảm. Quan sát thấy phát ban tăng cùng với da khô và ngứa dữ dội. Viêm da cơ địa là dạng phổ biến nhất của chàm. Chàm có thể tiến triển nhanh ở một số trẻ hoặc sẽ nhẹ hơn khi trẻ trưởng thành3. Da khô nứt nẻ dạng da cá:Thường xuất hiện ở cẳng chân, tồn tại kéo dài đến khi trẻ lớn. Đây là dạng tổn da lành tính mang yếu tố di truyền. Có thể dùng các dạng kem làm mềm và ẩm da, có thể dùng dầu dừa thoa cho bé, da sẽ trở nên mịn màng hơn4.Tổn thương da do tiếp xúc vật gây dị ứng:Như hăm tả, viêm da do đeo vòng cổ, vòng tay kim loại, dây nịt…Chăm sóc: ngưng cho trẻ tiếp xúc vật gây dị ứng5. Tổn thương da do côn trùng đốt:Nổi mẩn ngứa sau khi bị kiến , muỗi , côn trùng cắn…Chăm sóc: chườm mát, chườm lạnh ngay nơi bị cô trùng đốt6. Rôm sảy:Là san thương thường gặp, không nguy hiểm, đó là do tuyến mồ hôi bị tắc.Tổn thương là những chấm đỏ nhỏ < 5mm, thường ở đầu, lưng , cổ .Trẻ ngứa rất nhiều, càng gãi càng ngứa, càng chảy mồ hôi càng ngứa.Chăm sóc: cho trẻ mặc đồ thoáng mát, sạch sẽ. Tắm gội mỗi ngày, có thể tắm bằng nước trà xanh, khổ qua , lá khế…hạn chế dùng xà bông và phấn rôm nếu bé gãi nhiều gây trầy da7. Nổi mề đay:Mề đay biểu hiện bằng các ban sần. Có thể do dị ứng thuốc như aspirin và penicillin có thể gây phát ban. Thức ăn gây mề đay bao gồm trứng, các loại hạt, động vật có vỏ, và các chất phụ gia thực phẩm.Nóng , lạnh và viêm họng do liên cầu khuẩn cũng có thể gây mề đay. Ban sần có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể và biến mất sau vài phút hoặc vài ngày.Đôi khi thuốc kháng histamine có thể giúp cải thiện bệnh. Mề đay có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng, đặc biệt khi nó xuất hiện cùng với khó thở, phù mặt.Trong trường hợp này hoặc nếu mề đay không biến mất thì cần phải tới khám bác sĩ8. Vẩy nến:Là tổn thương làm dầy sừng da, ngứa nhiều khi căng thẳng, stress.Bệnh dễ tái phát và tồn tại suốt đời. Đây là bệnh mang yếu tố di tryền trong gia đình9. Bướu máu:Là sự tăng sinh quá mức của tế bào nội mô mạch máu. Nó lành tính, không gây chết người cũng như không di căn. Cần theo dõi diễn tiến của bướu máu bởi một bác sĩ chuyên khoa nhi để can thiệp và xử lý đúng cách vì đa số bướu máu sẽ tự lành sau 10 tuổi10. Bạch biến:Trên da có những vùng không có sắc tố da, làm da tại chỗ trắng hơn những vùng da xung quanh. Thường là bệnh lý di truyền, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻBác sĩ Hà